Đặc điểm cây mật gấu
Tên khoa học là Vernonia amygdalina, thuộc họ cúc (Asteraceae). Tên gọi khác là cây lá đắng, cây lá gang… Cây thuộc loại thân mềm, cao từ 1 – 2 m, thân mọng nước, có màu xanh. Lá đơn, mặt lá mỏng, có lông mịn, màu xanh đậm, mép lá có khía nhỏ, chiều rộng khoảng 5-7cm, dài 10-15cm.
Cây mật gấu Nam Bộ
Cây được trồng nhiều ở vùng Nam Bộ, ưa ẩm thấp nên rất dễ trồng. Trong y học toàn bộ thân và lá được sử dụng làm thuốc.
Công dụng của cây mật gấu
Theo dân gian, cây mật gấu có vị đắng, hậu ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm,… có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau rất hữu hiệu. Tây y cũng đã nghiên cứu và đưa ra kết luận, cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh sau:
- Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ổn định lượng đường huyết trong máu.
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan vàng da.
- Phòng và điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, chóng mặt, ù tai.
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giải rượu bia, giúp tiêu mỡ.
- Chữa mất ngủ, giúp ăn ngon ngủ tốt.
Hiệu quả chữa bệnh tiểu đường của cây mật gấu đã được công nhận
Cách sử dụng cây mật gấu để điều trị bệnh
Theo dân gian, thân và lá cây mật gấu đều có thể sử dụng làm thuốc uống nhưng người dân chủ yếu vẫn dùng lá bởi lá có dược tính cao hơn thân. Chúng ta có thể sử dụng thân và lá tươi hoặc khô để nhai sống hoặc sắc uống theo liều lượng như sau:
- Lá tươi: Mỗi lần sử dụng 8-10 lá đem rửa sạch rồi nhai sống. Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào buổi sáng và chiều tối.
- Thân và lá mật gấu khô: Sử dụng 15-20g thân và lá khô sẵ với 1,5 lít nước uống trong ngày.
Lưu ý: Hiệu quả sản phẩm nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Thảo dược Tâm Phúc
Địa chỉ: Lô 11 cụm chung cư Cầu Bươu, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
Số 62A Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội.
Điện Thoại: 097.895.2882 – 0971.365.428
Email: [email protected]
Wesite: https://thaoduoctamphuc.com